Kinh nghiệm đi gửi chuyển phát nhanh qua đường bưu điện

Còn với bưu điện, bạn phải điền lại 1 lần nữa thông tin người gửi người nhận lên phong bì, dán vào ah, thè lưỡi ra mà liếm, hài hước nữa là sau đó nhân viên bưu điện vẫn dập ghim phần miệng phong bì lại nhưng nhiều chỗ nếu bạn chưa dán phong bì (bằng lưỡi của bạn) thì nhân viên vẫn không chịu nhận

A- Người gửi: Bạn gửi đồ cho người thân hay bán hàng
B- Người nhận: như trên: người thân hay người mua hàng, vị trí địa lý ở : Tuyến thành phố hay tuyến huyện, vùng sâu vùng xa,…
C- Hàng hóa vận chuyển: đồ dễ vỡ hay không sợ đổ vỡ, có phải chất bột, chất lỏng hay không,..
D- Hình thức vận chuyển: Chuyển phát nhanh hay bình thường (chậm) hay hỏa tốc,..
E- Phí vận chuyển: Người gửi hay người nhận thanh toán
F- COD (Cash on Delivery): Dịch vụ thu tiền hộ, thường đối với việc bán hàng
G- Đơn vị chuyển phát: Bưu điện nhà nước hay các đơn vị khác.
….
Còn nhiều yếu tố phụ nữa như bạn có phải người kiên nhẫn hay là người dễ nổi nóng không, bạn có quen làm các thủ tục hành chính rườm rà , quan liêu hay không,..tất cả những yếu tố đầu (A đến F) và các yếu tố phụ đều ảnh hưởng đến yếu tố cuối cùng : đơn vị chuyển phát tận nơi mà bạn chọn là gì.
Đơn vị chuyển phát là điều đầu tiên người ta nghĩ đến khi muốn gửi đồ. Hiện nay có rất nhiều, nhiều cơ quan đơn vị kinh doanh lĩnh vực này, thế nhưng 1 thực tế là đối với số đông khi nhắc đến chuyển phát họ sẽ nghĩ ngay tới bưu điện.
Nếu bạn đi gửi đồ và người nhận sống ở tuyến thành phố thì có rất nhiều sự lựa chọn về đơn vị chuyển phát, nhưng nếu ngược lại bạn gửi đồ về tuyến huyện, xã, vùng sâu vùng xa,… nhất là bắt buộc phải gửi đồ đi nếu bạn bán hàng và không muốn mất khách hàng chẳng hạn, như vậy người nông dân phải làm gì ? Sau đây là những việc cần thiết:
1- Xác định bưu cục để gửi đồ:
Không phải tất cả các bưu cục đều cho gửi đồ cũng như không phải tất cả các bưu cục cho gửi đồ đều có hình thức COD. Nếu đã biết 1 vài địa điểm thì không sao nếu không, bạn có thể tra cứu danh sách bưu cục EMS Việt Nam tại địa phương của mình trên mạng. Tìm kiếm 1 bưu cục gần nơi bạn ở để lợi về khoảng cách di chuyển.
2- Xác định về thái độ phục vụ:
Bạn sẽ gặp rấ nhiều khó khăn trong thái độ phục vụ. Lý do đó là cơ quan nhà nước bao cấp, mỗi bưu cục do 1 người phụ trách , mỗi người 1 tính 1 nết, người thì dễ , người thì khó tính. Trong mỗi bưu cục sẽ có từ 2 đến 5 nhân viên (toàn là nữ).
Các bạn nhân viên này phải làm việc theo những quy định quan liêu và thiếu khoa học dẫn đến nhiều lúc quá tải + ảnh hưởng tâm trạng… dẫn đến thái độ với khách hàng cũng thất thường.
Bạn sẽ bị làm khó về hàng hóa gửi đi, về cách gói bọc đồ, … Theo kinh nghiệm của tôi nếu bạn ở Hà Nội thì bưu cục Lương Văn Can là bưu cục dễ chịu nhất, hàng hóa chuyển đi không bị hạch sách nhiều, có lẽ ở vị trí đó nhiều người nước ngoài tới chuyển bưu phẩm nên khâu củ hành cũng được làm nhẹ, đáng tiếc là ở bưu cục Lương Văn Can không nhận COD !
Tiếp nữa khi vào 1 bưu cục hãy để ý trong số các nhân viên ở đó người nào có vẻ dễ dãi hơn thì hãy cố gắng làm việc với người đó, tỉ lệ thành công của phương án này khả dĩ hơn, khoảng trên 60% bạn sẽ không gặp rắc rối.
3- Xác định về thủ tục phức tạp, quan liêu:
Bạn sẽ phải làm việc với những quy định quan liêu, thiếu khoa học. Ngay từ cái vận đơn đã rất nhiêu khê, nếu bạn gửi thường (cái mà chính nhân viên bưu điện khuyến khích đừng nên sử dụng) bạn sẽ không có đủ chỗ để điền thông tin người nhận người gửi trừ khi bạn luyện được thư pháp viết chữ liti như nghệ nhân khắc bút.
Vận đơn dành cho chuyển phát nhanh thì có dễ thở hơn chút nhưng so với thủ tục của 1 số đơn vị chuyển phát khác thì nó vẫn như 1 trò hề đóng dấu bảo thủ cứng nhắc, tiếp đến là việc gói bọc hàng hóa, có thể thấy qua ví dụ ở câu chuyện trên, nói thêm là bên bưu điện đặc biệt ưa thích dùng giấy xi măng làm giấy gói hàng và luôn chỉ định người gửi dùng loại giấy đó coi như quy định (mặc dù đọc lòi mắt chả có chỗ nào viết như thế).
Nếu muốn mua giấy xi măng các bạn có thể ra hàng tạp hóa, ở Hà Nội bạn có thể lên Hàng Cân mua với giá 1800 đồng/ 1 tờ kích thước khoảng 0,7×0,9m hoặc 1500 đồng/ 1 tờ nếu mua nhiều.
Khi bưu điện bán lại thì bán với giá 5000 đồng, đó là lý do cho quy định bất thành văn dùng giấy xi măng gói hàng của bưu điện. Nếu bạn mua giấy để tự bọc đồ của mình thì lưu ý đừng bọc ở nhà vì khi đem gửi sẽ bị hoạnh họe là hàng gì, mở ra cho xem nào, thế là mất công xé bỏ lớp giấy bọc và sau đó tất nhiên nhân viên bưu điện sẽ bọc lại cho bạn với 1 chi phí nhất định 5000 đ/ 1 tờ + công bọc đồ, như đã nói.
Giải pháp thứ 2 là bạn đem hàng đến gửi lúc bưu cục đang đông khách bạn sẽ có cơ hội đỡ bị chú ý đến cách gói bọc đồ hơn, nhưng bạn sẽ phải đợi lâu hơn và nhân viên bưu cục vì phải làm việc quá tải cũng sẽ có thái độ khó chịu hơn.
So sánh cuối cùng thể hiện sự quan liêu và thiếu khoa học của chuyển phát bưu điện là phong bì chuyển phát : trên phong bì truyển phát có in sẵn số điện thoại, địa chỉ liên lạc của bưu cục phát, cho đồ vào đó (tất nhiên ko bị hoạnh họe về cách gói đồ), trên miệng phong bì có miếng băng dính 2 mặt, lột ra dán vào là xong.
Còn với bưu điện, bạn phải điền lại 1 lần nữa thông tin người gửi người nhận lên phong bì, dán vào ah, thè lưỡi ra mà liếm, hài hước nữa là sau đó nhân viên bưu điện vẫn dập ghim phần miệng phong bì lại nhưng nhiều chỗ nếu bạn chưa dán phong bì (bằng lưỡi của bạn) thì nhân viên vẫn không chịu nhận
Tại sao không làm được 1 việc đơn giản là nhân viên phát bưu phẩm kiêm luôn thu tiền cước phí vận chuyển ? Phải chăng việc đó không an toàn, rằng lãnh đạo bưu điện không muốn bưu tá thu tiền cước phí giao hàng bởi ăn cắp của khách hàng (và cả ăn cắp của cơ quan) vốn đã là nét đẹp văn hóa doanh nghiệp của cơ quan nhà nước ?

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *